Khi nào Trung Thu đến?
Ngày xưa ông bà ta ngắm trăng xem lịch để biết khi nào đến Trung Thu, ngày nay ta biết Trung Thu tới khi thấy các tiệm bánh xuất hiện trên vỉa hè.Tết trung thu năm 2017 là ngày mấy dương lịch? Xem thêm tại đây.
Chị Hằng, chú Cuội là ai?
Ngày nay chị Hằng và chú Cuội không còn là hai cái tên Hot như Trung Thu xưa nữa mà giờ đây những cái tên mà người ta nghe nhiều nhất trong mùa Trung Thu nay là: Kinh Đô, Như Lan, Đồng Khánh…
Tại sao luôn là bốn?
Bánh Trung Thu có vị ngọt, ai cũng biết điều đó, nhưng có ai giải thích được tại sao hộp bánh Trung Thu lại chỉ có 4 cái không nhỉ.
Ai không được ăn bánh?
Đối với bánh Trung Thu, người mua không ăn, nhưng người ăn thì lại không mua, người không mua cũng không ăn đó chính là người bán.
Sự khác biệt giữa Trung thu “Xưa” và “Nay”
Ngày xưa, cứ mỗi mùa Trung Thu đến trẻ em đều được mua lồng đèn trung thu mới để rước đèn. Ngày nay mặc dù đã có lồng đèn điện tử, sử dụng xong thì ta cất sang năm lại lấy chơi tiếp nhưng trẻ em vẫn đòi cho được lồng đèn mới đơn giản vì ngoài lồng đèn ra thì chẳng có gì phân biệt giữa Trung Thu năm nay và Trung Thu năm trước.
Lồng đèn luôn đúng
Đối với nhiều đứa trẻ rước đèn không còn là điều bắt buộc nhưng lồng đèn thì luôn phải có.
Nhiều cách để ăn bánh Trung Thu
Những người ăn bánh xong rồi mới uống trà sẽ nói trà này rất ngon, những người uống trà trước rồi ăn bánh sẽ nói bánh này nhạt hơn năm trước, những người không ăn bánh nhưng uống trà sẽ nói tôi đã ăn ở nhà rồi, những người ăn bánh nhưng không uống trà sẽ nói có lẽ tôi sẽ không dùng bữa tối nay.
Ai đã lấy bánh của tôi
Trong một gia đình, khi đượcmời ăn bánh Trung Thu, ông bà sẽ nói: “Ông bà già rồi, ăn ngọt không tốt”, bố sẽ nói: “cả nhà cứ ăn trước, bố sẽ ăn sau”, mẹ sẽ nói: “Bánh này không tốt cho vòng eo của mẹ”, con sẽ nói: “Con sẽ ăn nhưng mẹ sẽ phải phần thừa của con nếu con ăn không hết”.
Đề tài thú vị
Khi gia đình sum họp mùaTrung Thu đến đề tài mà mọi người nói đến nhiều nhất là dịp Giáng Sinh này ta sẽ nấu món gì đây.
Và hơn thế nữa…
Nguồn: sưu tầm