đồ chơi

Cách chọn đồ chơi thông minh cho Bé

Hiện nay trên thị trường có muôn vàng đồ chơi khác nhau. Việc lựa chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ luôn là một bài toán đáng quan tâm đối với bậc làm cha mẹ. Đồ chơi bạo lực, trò chơi điện tử độc hại, ứng dụng game không phù hợp lứa tuổi,… không được coi là đồ chơi lành mạnh bởi chúng gây ra các vấn đề về nhận thức, cảm xúc và xã hội.

Theo bà Swati Popat Vats, một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và là giám đốc của chuỗi trường mầm non Podar Jumbo Kids ở Ấn Độ, trẻ cần được chơi những trò chơi mang tính xây dựng và lành mạnh. Các đồ chơi chạy bằng pin, trò chơi điện tử… không được coi là đồ chơi lành mạnh bởi chúng gây ra các vấn đề về nhận thức, cảm xúc và xã hội. Vậy cha mẹ và nhà trường nên lựa chọn loại đồ chơi nào để giúp bé yêu vừa xây dựng kỹ năng sống, vừa trở nên thông minh hơn?
Nên lựa chọn đồ chơi có các đặc tính sau:
1. Tăng cường khả năng tự lập
Đồ chơi cần giúp trẻ nâng cao tính tự lập thay vì phải nhờ tới người khác, do đó không nên cho trẻ chơi các đồ chơi chạy bằng pin.

Lồng đèn Việt - cách chọn đồ chơi cho bé
Đồ chơi nên giúp trẻ phát triển tính tự lập. Ảnh: idiva.

2. Giúp trẻ phát triển toàn diện
Lựa chọn những đồ chơi giúp trẻ phát triển nhiều hơn một kỹ năng.
3. Gia đình và cộng đồng

Lồng đèn Việt - cách chọn đồ chơi cho bé
Người lớn không nên điều khiển cuộc chơi khi chơi cùng với trẻ. Ảnh: idiva.

Dường như trẻ sẽ chơi nhiều hơn khi có người lớn chơi cùng. Bà Swati Popat Vats cảnh bảo rằng chơi cùng không có nghĩa người lớn sẽ điều khiển cuộc chơi bởi sẽ khiến trẻ căng thẳng và không giúp tăng cường nhận thức cho trẻ. Hãy lựa chọn những đồ chơi đòi hỏi làm việc nhóm.
4. Xây dựng các mối quan hệ và thói quen tự kiểm soát bản thân
Các đồ chơi cho bé đóng vai là rất tốt. Khi trẻ biết làm theo các nguyên tắc của trò chơi và khuyến khích trẻ khác chơi theo nguyên tắc này, chúng sẽ phát triển thói quen tự kiểm soát.
5. Tốt cho tinh thần và sức khỏe
Đồ chơi cần mang lại cảm giác an toàn cho trẻ. Mọi đồ chơi khiến trẻ lo lắng hay sợ hãi đều không tốt cho tinh thần và sức khỏe của trẻ.
6. Nhận thức về sở hữu

Lồng đèn Việt - cách chọn đồ chơi cho bé

Đồ chơi phải thuộc về trẻ, trẻ có quyền cất đi và làm mọi việc liên quan tới món đồ đó. Những đồ chơi cần người lớn giám sát khi chơi sẽ không giúp trẻ ghi nhớ được cảm giác nó thuộc về sở hữu của trẻ.
7. Cơ hội tham gia
Trẻ cần có khả năng tham gia vào trò chơi hay đồ chơi. Đồ chơi mà tự vận hành không cần sự tham gia của trẻ sẽ khiến trẻ nhanh chán, cáu giận và bạo lực.
8. Giao tiếp
Phát triển ngôn ngữ là một trong những kỹ năng quan trọng được phát triển qua trò chơi và đồ chơi. Hãy đảm bảo rằng đồ chơi bạn lựa chọn giúp trẻ phát triển kỹ năng này.
9. Khám phá
Cho trẻ cơ hội khám phá toàn bộ món đồ chơi, không làm gián đoạn hay dẫn dắt trẻ. Cảm giác khám phá và vui vẻ là phần thiết yếu của cả việc chơi và học.
( Theo Vnexpress )

5/5 - (7 bình chọn)